Sintrom 4mg trị bệnh tim gây tắc mạch thuốc dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van 2 lá, bệnh van nhân tạo. Nhồi máu cơ tim: dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim biến chứng như huyết khối trên thành tim, rối loạn chức năng thất trái nặng, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho heparin. Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được aspirin.
Thành phần của Sintrom 4mg:
Mỗi viên nén chứa:
- Acenocoumarol………4mg
- Tá dược vừa đủ.
Chỉ định:
- Bệnh tim gây tắc mạch: dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ,bệnh van hai lá, bệnh van nhân tạo.
- Nhồi máu cơ tim: dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim biến chứng như huyết khối trên thành tim, rối loạn chức năng thất trái nặng, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho heparin. Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được aspirin.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi và dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho heparin.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
- Dự phòng huyết khối trong ống thông.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm đã biết với các dẫn chất coumarin hay thành phần có trong thuốc.
- Suy gan nặng.
- Nguy cơ chảy máu, mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại.
- Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút).
- Giãn tĩnh mạch thực quản.
- Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.
- Không được phối hợp với aspirin liều cao, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo, phenylbutazon, cloramphenicol, diflunisal.
Liều dùng Sintrom 4mg:
- Viên Sintrom chứa 4mg có thể bẻ nhỏ, viên minisitrom chứa 1mg Acenocoumarol.
- Liều duy trì thông thường khoảng từ 1 mg đến 10 mg (thấp hơn ở người Việt Nam) mỗi ngày một lần. Nên uống Sintrom vào một giờ nhất định trong ngày.
- Các liều Sintrom của mỗi bệnh nhân được bác sỹ xác định dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm định kỳ INR.
- Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời điểm cần xét nghiệm INR theo bác sỹ yêu cầu. Tránh dùng quá liều có thể gây ra chảy máu hoặc liều quá thấp có thể gây huyết khối.
Tương tác thuốc Sintrom 4mg:
- Các thuốc làm tăng nồng độ và/ hoặc tác dụng của SINTROM: Acetaminophen (PARACETAMOL thuốc cảm), Amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim), các thuốc kháng tiểu cầu (ASPIRIN, CLOPIDOGREL), các loại thuốc chống đông khác (HEPARINE, ENOXAPARINE, CALCIPARINE…),
- một số loại kháng sinh như CIPROFLOXACIN, NORFLOXACIN, OFLOXACIN, TETRACYCLINE, TRIMETHOPRIM, thuốc kháng nấm như KETOCONAZOL, FLUCONAZOL, kháng viêm non – steroides NSAIDS (VOLTAREL, PIROXICAM…), thuốc hạ huyết áp NICARDIPINE, thuốc chống rối loạn lipid GEMFIBROZIL, thuốc trị tiểu đường như SULFONAMIDE, PIOGLITAZONE.
- Khi dùng SINTROM chung với các thuốc trên cần thận trọng vì chúng làm tăng tác dụng chống đông của SINTROM, có thể gây tai biến chảy máu. Phải thông báo cho bác sĩ biết rõ để theo dõi sát và giảm liều liều thuốc kháng đông.
- Các thuốc làm giảm tác dụng và/ hoặc nồng độ của SINTROM: một số thuốc ngủ như PHENOBARBITAL, SECOBARBITAL, các thuốc khác như RIFAMPIN (chữa lao), PHENYTOIN, CARBAMAZEPINE (thuốc chống co giật), AMIOGLUTETHIMIDE.
Những tác dụng phụ không mong muốn:
- Chóng mặt, nhức đầu.
- Tiêu chảy, buồn nôn.
- Dị ứng, mề đay.
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát.
Mua hàng ở đâu chất lượng, giá tốt ?
- Hotline / zalo : 0967 115 637
- Địa chỉ : 20F Swin Tower Lam Sơn, Tân Bình, HCM tòa R1 Khu đô thị Royal City, Hà Nội hoặc tòa R1 Khu đô thị Royal City, Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.