Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.
Bệnh gút là loại bệnh lý được xếp vào hàng lâu đời nhất của loài người với “lịch sử” hơn 2000 năm và được coi là “bệnh của vua chúa”, “bệnh nhà giàu” với nguyên nhân gây ra bệnh và chi phí điều trị đều rất tốn kém.
Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm đó là
I. Dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn
Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi về hiệu quả cao của nó.
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout .
Đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gout gây ra một cách hiệu quả.
Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.
Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:
Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.
Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán, nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.
Lưu ý:
– Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp.
– Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.
– Uống nhiều nước trong ngày.
– Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
– Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.
– Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc cơ thể. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.
II. Vị thuốc huyền thoại cao dây gắm
Ngay từ xa xưa, người Tày ở Lục Yên đã thu hái dây gắm mọc hoang trong rừng, trên nương đem về cô nấu thành cao dùng cho chữa các bệnh về khớp, bệnh gút.
Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành qua một bản làng ngựa xe không đi được vua phải đi bộ vài dặm. Do đi bộ không quen nên 2 đầu gối của vua đau nhức tưởng không chịu được.
Có một già làng tới cầu kiến và tặng nhà vua một gói thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Lạ kỳ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và có thể tiếp tục đi được.
Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây gắm . Vua đặt cho nó 1 cái tên sang trọng hơn là Vương Tôn bởi nó đã từng chữa khỏi bệnh cho vua. Từ đó, cây gắm dân giã có thêm 1 cái tên vương giả.
Loại cây chữa bệnh gút nổi danh của người Tày ở Lục Yên:
Dây Gắm hay còn gọi là dây Sót, dây Mấu, dây Gắm Lót hay là cây Vương Tôn, người Tày gọi là co khau muối. Tên khoa học là Gnetum montanum Mgf thuộc họ dây Gắm Gnetaceae.
Loại cây này là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài.
Hoa cây gắm gồm có đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12.
Rễ và dây thu hái, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, đặt biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang,…
Theo y học cổ truyền dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc).
Lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn. Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, rễ cây còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều…
Ngay từ xa xưa, người Tày ở Lục Yên đã thu hái dây gắm mọc hoang trong rừng, trên nương đem về cô nấu thành cao dùng cho chữa các bệnh về khớp, đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút).
Dùng cao gắm trị bệnh gút thế nào?
Người Tày ở Lục Yên thu hái dây gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm (theo họ vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Dây gắm thu hái về được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao.
Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm gia truyền từ đó mới cho ra được một mẻ cao gắm .
Người Tày ở Lục Yên dùng cao gắm pha nước uống thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống để chữa các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút).
Cao gắm chiết xuất từ dây rễ cây gắm cũng mang đầy đủ dược tính của cây gắm như có vị đắng ngọt, tính bình, mùi thơm dịu của thảo dược.
Y học hiện đại với nhiều nghiên cứu dược lý cũng chỉ rõ: cao gắm bổ can thận, giúp tiêu viêm, có tác dụng giảm đau tự nhiên, làm giảm đau nhức xương khớp.
Các thành phần chiết xuất từ dây gắm giúp hoạt huyết, giải độc, tăng cường chuyển hóa lợi tiểu giúp đào thải acid uric trong máu.
Cây thuốc hay
Mua hàng ở đâu chất lượng, giá tốt ?
- Hotline / zalo : 0967 115 637
- Địa chỉ : 20F Swin Tower Lam Sơn, Tân Bình, HCM tòa R1 Khu đô thị Royal City, Hà Nội hoặc tòa R1 Khu đô thị Royal City, Hà Nội